Trong hai ngày 9 và 10/1, tại thành phố Huế, Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” (Dự án Hòa nhập) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024.
Dự án do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET), Bộ Quốc phòng chủ trì.
Với mục tiêu hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam, trong năm vừa qua, Dự án Hòa nhập đã hỗ trợ can thiệp phục hồi chức năng cho 6.000 người khuyết tật; hỗ trợ chăm sóc cho 6.500 người khuyết tật; tập huấn cho 800 bác sĩ, kỹ thuật viên; hơn 5.000 người nhà và người chăm sóc. Hơn 5.000 hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, giúp gia đình người khuyết tật cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hội nghị tổng kết dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” là cơ hội để các bên liên quan cùng nhìn lại những kết quả đã đạt được trong năm 2024.
Tham dự hội nghị có Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), tổ chức HI, tổ chức CRS, các đối tác thực hiện dự án và đại diện các sở, ban, ngành đến từ 7 tỉnh thụ hưởng dự án là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Phước, Đồng Nai và 3 tỉnh dự kiến tham gia dự án giai đoạn tới là Quảng Ngãi, Cà Mau và Bạc Liêu.
Đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng tham dự và phát biểu tại hội nghị. Hội nạn nhân chất độc da cam cấp trung ương và địa phương, Liên Hiệp hội người khuyết tật Việt Nam, các tổ chức của người khuyết tật, các chuyên gia và nhà cung cấp trong lĩnh vực cũng tham dự hội nghị và thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tích cực.
Các nội dung thảo luận xoay quanh ba chủ đề trọng tâm của dự án: Hỗ trợ sinh kế, tính bền vững của hoạt động phục hồi chức năng, và tính bền vững của hoạt động hỗ trợ gia đình người khuyết tật.
Tham dự hội nghị có Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), tổ chức HI, tổ chức CRS, các đối tác thực hiện dự án và đại diện các sở, ban, ngành đến từ 7 tỉnh thụ hưởng dự án là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Phước, Đồng Nai và 3 tỉnh dự kiến tham gia dự án giai đoạn tới là Quảng Ngãi, Cà Mau và Bạc Liêu.
Đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng tham dự và phát biểu tại hội nghị. Hội nạn nhân chất độc da cam cấp trung ương và địa phương, Liên Hiệp hội người khuyết tật Việt Nam, các tổ chức của người khuyết tật, các chuyên gia và nhà cung cấp trong lĩnh vực cũng tham dự hội nghị và thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tích cực.
Các nội dung thảo luận xoay quanh ba chủ đề trọng tâm của dự án: Hỗ trợ sinh kế, tính bền vững của hoạt động phục hồi chức năng, và tính bền vững của hoạt động hỗ trợ gia đình người khuyết tật.
Ông Trần Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc NACCET chia sẻ: “Dự án Hòa nhập đã mang lại những thay đổi thiết thực, giúp cải thiện đáng kể chất lượng sống của người khuyết tật. Chúng tôi nhận thấy tính cần thiết của việc duy trì và nhân rộng các mô hình và cách tiếp cận này, và hy vọng các tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch lồng ghép các phương pháp đã được chứng minh hiệu quả vào hệ thống y tế địa phương để đảm bảo tính bền vững trong dài hạn”.
Hiện cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số. Ở một số địa phương, người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng và dịch vụ xã hội toàn diện, cản trở họ tham gia và hòa nhập xã hội.
Dự án Hòa nhập, do USAID tài trợ và NACCET là chủ dự án, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng, dịch vụ xã hội, tăng cường hỗ trợ hoà nhập xã hội, cải thiện thái độ của cộng đồng về quyền và chính sách của người khuyết tật, đảm bảo hòa nhập xã hội của người khuyết tật.
Dự án được triển khai từ năm 2021 đến năm 2026 với tổng ngân sách dự kiến là 65 triệu USD.