Công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin đạt nhiều kết quả quan trọng

Ngày 3-4, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức phiên họp đánh giá kết quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 chủ trì phiên họp. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, đại diện các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

z5312083038971_1962476438f7e5b4d279d5fe30f086b4

Phiên họp đánh giá kết quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024; nguồn: Báo điện tử Quân đội Nhân dân

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Báo cáo nêu rõ, năm 2023, công tác xử lý bom mìn, chất độc hóa học/dioxin tại các điểm nóng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giảm thiểu tác hại đến môi trường và con người. Diện tích rà phá bom mìn, vật nổ trong năm 2023 đạt khoảng 40.556ha...

z5312083027015_f1b8e8d1f3e270d7da251f002b068bb3

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 chủ trì phiên họp, nguồn: Báo điện tử Quân đội Nhân dân

Bên cạnh đó, công tác tổ chức giải quyết chính sách, chăm sóc sức khỏe nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học/dioxin tiếp tục được triển khai thực hiện, đạt những kết quả nổi bật. Công tác tuyên truyền, hợp tác quốc tế, vận động tài trợ, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp tiếp tục được tổ chức tốt, tạo sự chuyển biến tích cực. Trong năm 2023, Chính phủ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy đã cam kết bổ sung khoảng 176 triệu USD vốn ODA cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam (riêng dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa là 117 triệu USD). Phía Hoa Kỳ đã có thư thông báo bổ sung 30 triệu USD cho hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Hạ viện Vương quốc Bỉ đã thông qua Nghị quyết ngày 5-10-2023 kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đây là Nghị viện đầu tiên trên thế giới thông qua một nghị quyết về nạn nhân chất độc da cam.

z5312087536215_14fad0814fcfff374d094b71424137ca.jpg

Thượng tá Phùng Khắc Huy Chú, Phó chánh Văn phòng 701 trình bày báo cáo kết quả thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, nguồn: Báo điện tử Quân đội Nhân dân

dt-toan-canh

Toàn cảnh phiên họp, nguồn: Báo điện tử Quân đội Nhân dân

Trong năm 2024, công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam sẽ tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục thực hiện 8 dự án trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin bảo đảm tiến độ, chất lượng; tổ chức xây dựng Pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các văn bản hợp tác quốc tế đã ký, mở rộng hợp tác với Nga, Bỉ; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, nghiên cứu xử lý bom mìn, vật nổ và chất độc hóa học/dioxin...

Kết luận phiên họp, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí khoảng 800 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên năm 2023 để rà phá bom mìn tại 4 tỉnh biên giới phía Bắc (Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và Lạng Sơn).

dt-dai-bieu

Các đại biểu dự phiên họp, nguồn: Báo điện tử Quân đội Nhân dân

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế chỉ đạo thúc đẩy việc xác định nạn nhân qua các thế hệ, để làm cơ sở kịp thời đề xuất các giải pháp, xây dựng các chương trình, dự án chăm lo, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm việc làm cho nạn nhân bom mìn, chất độc hóa học/dioxin; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục cùng với Bộ Quốc phòng rà soát, thẩm định thiết kế công nghệ xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa khi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) gửi chính thức hồ sơ thiết kế công nghệ, bảo đảm các quy định, quy chuẩn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, các bộ, ngành, tổ chức cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin để vận động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác này.

Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/cong-tac-khac-phuc-hau-qua-bom-min-va-chat-doc-hoa-hoc-dioxin-dat-nhieu-ket-qua-quan-trong-771188